Kích Thước của Dải Ngân Hà

Dải Ngân Hà là một thiên hà khá bí ẩn và đang chờ con người khám phá. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá kích thước của dải Ngân Hà và một số bí ẩn khác thông qua bài viết dưới đây. 

Dải Ngân Hà được hiểu như thế nào? 

Dải Ngân Hà được hiểu như thế nào? 

Dải Ngân Hà hay còn được gọi với tên tiếng anh là Milky Way. Đây là thiên hà có chứa mặt trời và thường xuất hiện với một dải ánh sáng chạy dài từ sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía Bắc cho tới sao Nam Thập Tự (crux) ở phía Nam. Vị trí trung tâm dải Ngân Hà sẽ sáng hơn và nghiêng nhiều về phía chòm Nhân Mã (Sagittarius). 

Đối với tên gọi Ngân Hà được bắt nguồn từ Trung Quốc với một thuyết khá bí ẩn. Tương truyền rằng cứ vào những đêm trời quang, khi bạn nhìn lên bầu trời sẽ thấy có dải dài màu trắng xuất hiện do những ngôi sao cấu thành lên. Thấy vậy nên người dân liên tưởng ra 1 dòng sông đang chảy trên bầu trời và lấy tên là Ngân Hà. 

Kích thước của dải Ngân Hà

Kích thước của dải Ngân Hà

Dải Ngân Hà có hình xoắn ốc và có thanh ngang theo kiểu SBbc (thuộc phân loại Hubble). Phình rộng ở trung tâm dải và được bao bọc xung quanh bởi 4 cánh tay xoắn ốc. Trong đó có 2 cánh xoắn lớn và 2 cánh xoắn nhỏ. 

Cánh xoắn nhỏ được lấy tên gọi là Orion được đặt nằm giữ cánh lớn có tên gọi là Perseus và Sagittarius. Đặc biệt hơn là cánh tay này có chứa hệ Mặt Trời. 

Theo ước tính của các chuyên gia thì dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 – 180.000 năm ánh sáng. Khối lượng đạt xấp xỉ gấp 1012 của khối lượng Mặt Trời và chứa khoảng từ 100- 400 tỷ ngôi sao, với hơn 100 tỷ hành tinh xung quanh. Thế nên, ta có thể thấy Mặt Trời chỉ là hành tinh thuộc dải Ngân Hà to lớn kia. 

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng Mặt Trời bị chia cắt làm 2 phần xấp xỉ bằng nhau bởi dải Ngân Hà. Chính vì vậy, người ta ước tính được khoảng cách từ trung tâm dải Ngân Hà tới Mặt Trời khoảng 27.700 năm ánh sáng. 

Chính giữa tâm của dải có lỗ đen được gọi là Sagittarius A*. Khối lượng lỗ đen nặng khoảng gấp từ 4.1- 4.5 triệu lần khối lượng của Mặt Trời. 

Một điều nữa là dải Ngân Hà không hề đứng yên mà chúng di chuyển với vận tốc 600km/s và quay quanh trục của mình. Cánh tay xoắn ốc cũng đi chuyển theo, dẫn tới Mặt Trời và các hành tinh cũng di chuyển liên tục với tốc độ 220km/s. Người ta ước tính với vận tốc này thì khoảng 230 triệu năm thì Mặt Trời sẽ đi hết một vòng của dải Ngân Hà. 

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn thêm thông tin về kích thước của dải Ngân Hà. Mong rằng qua đó, bạn đã biết thêm chút kiến thức về vũ trụ rộng lớn ngoài kia.