Phân biệt truyền và chuyền

Đa phần chúng ta đều có thói quen “nói sao viết vậy”. Thành ra không ít trường hợp “dở khóc dở cười”, nói sai dẫn đến khi đưa vào văn viết lại trở thành từ có nghĩa khác. Khá nhiều trường hợp thường xuyên nhầm lẫn “truyền” và “chuyền” khi nói và viết chính tả. Cùng tìm hiểu thêm cách phân biệt truyền và chuyền khi viết chính tả để hiểu đúng ý nghĩa của hai từ trên.

Phân biệt khái niệm truyền và chuyền

Sở dĩ có sự nhầm lẫn giữa “truyền” và “chuyền” là do hai từ này có cách đọc và phát âm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa và cách dùng lại hoàn toàn khác.

Từ chuyền được hiểu với hai nét nghĩa:

  • Thứ nhất: chuyền có thể được hiểu là danh từ chỉ đồ vật như bóng chuyền, dây chuyền, dây chuyền sản xuất…
  • Thứ hai: chuyền cũng có thể được hiểu là động từ chỉ việc di chuyển như con chim chuyền cành, chuyền đồ vật….

Từ truyền lại được hiểu theo nét nghĩa khác. Tuy cũng là động từ thể hiện cho việc di chuyển cái mà mình nắm giữ sang cho người khác như truyền nghề, truyền ngôi. Bên cạnh đó là từ miêu tả hiện tượng vật lý như truyền nhiệt, truyền điện, truyền năng lượng…Ngoài ra còn dùng cho các trường hợp như thể hiện việc đưa chất gì đó vào cơ thể như truyền nước, truyền dịch, truyền máu.

Về cơ bản, truyền là động từ thể hiện sự di chuyển khá liền mạch, có chút trừu tượng và hơi khó nhận biết. Người viết cùng cần lưu ý hơn về từ truyền và cách sử dụng khi viết chính tả.

Thông qua khái niệm trên, hy vọng người đọc đã có thêm kiến thức để phân biệt rõ về truyền và chuyền. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng truyền và chuyền đúng với nội dung và yêu cầu cần thiết khi viết chính tả.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *