Nề nếp hay Nền nếp

Từ ngữ Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Các từ ngữ giống nhau về nghĩa nhưng có cách viết lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy mà có rất nhiều người, kể cả người Việt Nam cũng đều gặp khó khăn trong cách đọc và viết. Đặc biệt là cụm từ nề nếp và nền nếp. Vậy nề nếp hay nền nếp? Từ nào mới là đúng chính tả nhất?

Ý nghĩa cụm từ “nền nếp’

Trong tiếng Việt, từ “nền” trong “nền nếp” có nghĩa: nền tảng, nền móng, là cơ sở chắc chắn. Là các quy định, trật tự và kỷ luật. Còn “nếp” chính là nếp sống, là thói quen, cách sống của con người. Khi ghép cả hai từ lại với nhau, húng bổ sung nghĩa cho nhau. Để chỉ một cách sống tốt của con người, gia đình hoặc dòng họ dựa trên cơ sở nguyên tắc vững vàng.

Ý nghĩa cụm từ “nề nếp”

Trong khi đó, từ “nề” khá đa dạng nghĩa như: phù nề trong sưng phù lên, không nề hà  chỉ sự quản ngại hoặc thợ xây trong thợ nề. Hoàn toàn không có nghĩa phù hợp với từ nếp trong nếp sống con người.

Vậy nề nếp hay nền nếp mới đúng với chính tả?

Theo như phân tích ở trên, “nề nếp” không mang ý nghĩa gì cả. Thay vào đó, “nền nếp” là hoàn toàn đúng với chính tả Việt Nam. Ngoài ra, đối với những người viết Nghị quyết cho Đảng, vốn tiếng Việt của họ rất chuẩn. Ví dụ như theo Nghị quyết 33 Hội nghị Trung ương 9, khóa 11 có câu: “Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp,ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”.

Hy vọng bài viết đã phần nào giúp được các bạn phân biệt từ “nề nếp” và “nền nếp”. Để có thể sử dụng tiếng Việt trong văn nói và văn viết một cách nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp hơn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *