Giả thiết hay giả thuyết

Lỗi chính tả trong tiếng Việt mà chính người Việt cũng còn rất hay gặp hàng ngày chính là “giả thiết” hay “giả thuyết”. Hoặc thậm chí có tới 90% số người còn không biết mình đã dùng sai từ. Bởi cái sai ở đây là vì sử dụng từ không đúng trường hợp. Vậy nên, chúng ta cần phải hiểu được nghĩa của từng từ để áp dụng đúng với từ trường hợp cụ thể.

Giả thiết là gì?

Theo trong từ điển tiếng Việt, “giả thiết” là mệnh đề cho trước của một định lý hay bài toán. Để từ mệnh đề đó sẽ suy ra được kết luận cuối cùng.

Giả thiết cũng có nghĩa là một điều được coi như là có thật, dùng làm căn cứ để suy luận, phân tích một vấn đề nào đó.

Giả thuyết là gì?

“Giả thuyết” là một danh từ, chỉ về một điều gì đó được nêu ra để dẫn dắt về một kết quả nào đó. Hoặc dùng để giải thích cho một hiện tượng nào đó và tạm được chấp nhận nhưng chưa được kiểm nghiệm và chứng minh.

Ví dụ: Giả thuyết hôm nay trời đổ mưa, chứng minh suy đoán của chúng ta là đúng.

Theo sách hướng dẫn nghiên cứu của nước ngoài, phần lớn định nghĩa từ “giả thuyết” là một sự giải thích sơ bộ về một bản chất sự vật nào đó.

Trong những bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đưa ra những giả thuyết để người học dễ hiểu hơn. Đây chính là những nhận định sơ bộ, là những giả định hoặc là những luận điểm cần chứng minh.

Bởi vậy, để biết “giả thiết” hay “giả thuyết” là đúng chính tả, bạn cần phải biết nghĩa của từng từ. Như vậy sẽ áp dụng được chính xác những từ này vào từng trường hợp cụ thể.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *